Trí Nhớ Là Gì?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí nhớ là một quá trình bao gồm năm giai đoạn chính: mã hóa (encoding), lưu trữ (storage), nhớ lại (recall), truy xuất (retrieval) và quên (forgetting).
Mỗi giai đoạn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, và có thể ảnh hưởng đến mức độ ghi nhớ thông tin. Dưới đây, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng giai đoạn của trí nhớ.
Giai Đoạn 1: Mã Hóa (Encoding)
Mã hóa là giai đoạn đầu tiên của trí nhớ, và nó đề cập đến quá trình chuyển đổi thông tin thành một định dạng có thể được lưu trữ trong bộ não của chúng ta:
Mã hóa xảy ra khi chúng ta chú ý đến thông tin. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng nhớ một danh sách gồm các món đồ cần mua, bạn sẽ cần phải chú ý đến các mặt hàng trong danh sách để mã hóa chúng vào bộ nhớ của bạn.
Thông tin được mã hóa thành một định dạng có thể được lưu trữ trong trí nhớ của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy một từ mới, chúng ta thường mã hóa nó bằng cách nói to hoặc viết ra từ đó.
Mã hóa cho phép chúng ta truy cập thông tin sau đó. Ví dụ: nếu bạn mã hóa một danh sách các đồ cần mua, bạn sẽ có thể truy xuất thông tin đó khi bạn cần.
Quá trình mã hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như căng thẳng hoặc mệt mỏi. Vẫn là ví dụ trên nhưng khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các mặt hàng trong danh sách.
Mã hóa là một bước cần thiết trong quá trình hình thành ký ức dài hạn. Vẫn ví dụ đó nhưng yêu cầu nhớ trong chỉ vài phút, bạn sẽ cần mã hóa thông tin đó vào trí nhớ dài hạn của mình.
Giai Đoạn 2: Lưu Trữ (Storage
Lưu trữ đề cập đến quá trình lưu giữ thông tin trong trí nhớ của chúng ta để chúng ta có thể truy cập nó sau này. Khi chúng ta lưu trữ thông tin trong trí nhớ của mình, về cơ bản chúng ta đang thể hiện về mặt tinh thần của thông tin đó (mental representation). Sự thể hiện tinh thần này có thể ở dạng hình ảnh, âm thanh hoặc cảm giác.
Có hai loại lưu trữ: trí nhớ ngắn hạn (Short-term Memory hay STM) và trí nhớ dài hạn (Long-term Memory hay LTM). Hai loại lưu trữ này phục vụ các mục đích khác nhau.
STM là nơi thông tin chỉ được lưu trữ trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ: nếu bạn đang cố nhớ một số điện thoại, bạn sẽ chỉ có thể giữ thông tin đó trong STM của mình trong một khoảng thời gian ngắn, chừng 5 đến 10 phút trước khi nó bị lãng quên.
LTM là nơi thông tin được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài hơn. Ví dụ: nếu bạn mã hóa một công thức vào LTM của mình, bạn sẽ có thể truy xuất thông tin đó trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau đó.
Dung lượng của STM có giới hạn, nhưng dung lượng của LTM dường như không giới hạn. Ví dụ: bạn chỉ có thể nhớ một vài mặt hàng trong list mua đồ nếu lưu trữ thông tin đó trong STM của mình, nhưng bạn có thể lưu trữ không giới hạn số lượng mặt hàng trong LTM của bạn.
Thông tin có thể được chuyển từ STM sang LTM, nhưng quá trình này không phải lúc nào cũng hoàn hảo.
Giai Đoạn 3: Nhớ Lại (Recall)
Giai đoạn nhớ lại đề cập đến quá trình truy xuất thông tin từ trí nhớ của chúng ta. Để gợi lại thông tin từ trí nhớ của chúng ta, trước tiên chúng ta phải mã hóa và lưu trữ thông tin đó trong trí nhớ của mình. Khi chúng ta nhớ lại thông tin, chúng ta “trải nghiệm lại” sự kiện được mã hóa ban đầu trong hệ thống trí nhớ của chúng ta.
Có hai hình thức nhớ lại: Gợi lại ngẫu nhiên và gợi lại có gợi ý. Gợi lại ngẫu nhiên là khi chúng ta ghi nhớ thông tin mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc lời nhắc nào, trong khi loại còn lại xảy ra khi chúng ta nhớ lại thông tin với sự trợ giúp của các dấu hiệu hoặc lời nhắc.
Việc nhớ lại có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm cả tâm trạng hoặc trạng thái cảm xúc của cá nhân.
Giai Đoạn 4: Truy Xuất (Retrieval)
Truy xuất tương tự như nhớ lại: truy xuất là quá trình chủ động tìm kiếm thông tin trong kho lưu trữ trí nhớ của chúng ta, trong khi nhớ lại là quá trình ghi nhớ thông tin một cách thụ động.
Ví dụ: Nếu bạn đang cố gắng nhớ tên của một người bạn đã gặp trong một bữa tiệc, bạn sẽ cần truy xuất thông tin đó từ trí nhớ của mình.
Chúng ta thường sử dụng các dấu hiệu truy xuất để giúp chúng ta tìm thấy thông tin mà chúng ta đang tìm kiếm.
Việc truy xuất cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lo lắng, căng thẳng hoặc mệt mỏi. Quá trình truy xuất thường bắt đầu với sự chú ý; nếu chúng ta không chú ý đến điều gì đó, chúng ta sẽ ít có khả năng lấy lại nó từ trí nhớ của mình. Truy xuất là một bước cần thiết trong quá trình hình thành ký ức dài hạn.
Giai Đoạn 5: Lãng Quên (Forgetting)
Hay quên đề cập đến việc không có khả năng lấy thông tin từ bộ nhớ.8 Có một số lý do tại sao chúng ta có thể quên điều gì đó, bao gồm cả việc không mã hóa đầy đủ thông tin ngay từ đầu hoặc những khó khăn do cảm xúc thúc đẩy trong việc truy xuất thông tin khi chúng ta cần.
Quên là quá trình mất thông tin khỏi trí nhớ của chúng ta. Có nhiều lý do khiến chúng ta có thể quên điều gì đó. Ví dụ, chúng ta có thể quên rằng phải tắt điều hòa khi ra khỏi nhà vì chúng ta không chú ý đến nó vào thời điểm đó.
Có hai loại quên chính: gây nhiễu ngược (retroactive interference) và gây nhiễu chủ động. Gây nhiễu ngược là khi thông tin mới cản trở khả năng ghi nhớ thông tin cũ của chúng ta. Gây nhiễu chủ động là khi thông tin cũ cản trở khả năng ghi nhớ thông tin mới của chúng ta.
Quên là một phần bình thường của trí nhớ; việc quên không nhất thiết phải là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe.
Kết Lại
Nhìn chung, trí nhớ là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Bằng cách hiểu cách hoạt động của từng giai đoạn, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách bộ nhớ của chúng ta hoạt động nói chung.
Nguồn: Verywellmind – What Are the 5 Stages of Memory?