“Bạn tôi không ủng hộ quan điểm của tôi và đó là lý do mà tôi nghĩ mối quan hệ này độc hại.”
Điều này có thực sự đúng?
Để xác định một mối quan hệ độc hại, bạn nên dựa vào những dấu hiệu nhất định và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là một mối quan hệ độc hại nhé.
Định Nghĩa Về Mối Quan Hệ Độc Hại
Mối quan hệ độc hại (hay toxic relationship) là mối quan hệ khiến bạn cảm thấy không được hỗ trợ, bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc bị tấn công. Ở mức độ cơ bản, bất kỳ mối quan hệ nào khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn là cảm thấy tốt lên đều có thể trở nên độc hại theo thời gian.
Mối quan hệ độc hại có thể tồn tại trong bất kỳ bối cảnh nào, từ công viên cho đến phòng họp hay là cả phòng ngủ. Bạn thậm chí có thể đang đối mặt với các mối quan hệ độc hại giữa các thành viên trong gia đình của bạn.
Một mối quan hệ là độc hại khi hạnh phúc của bạn bị đe dọa theo một cách nào đó – về mặt tình cảm, tâm lý và thậm chí cả thể chất. Theo đó, một điều đáng chú ý là những người độc hại có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai.
Dấu Hiệu
Bạn là người duy nhất biết được điều mà bạn gặp là tốt hay xấu trong mối quan hệ của bạn. Những dấu hiệu cho thấy một mối quan hệ độc hại có thể rất rõ ràng, ví dụ như ai đó thường xuyên đe dọa sức khỏe của bạn bằng những gì họ nói, làm hoặc không làm. Tuy nhiên, có những dấu hiệu khác tinh vi hơn, gồm:
- Bạn cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được, điều này khiến bạn cảm thấy thiệt thòi, mất giá trị, kiệt sức.
- Bạn luôn cảm thấy không được tôn trọng hoặc nhu cầu của bạn không được đáp ứng.
- Bạn cảm thấy bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình theo thời gian.
- Bạn cảm thấy không được hỗ trợ, bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc bị tấn công.
- Bạn cảm thấy chán nản, tức giận hoặc mệt mỏi sau khi nói chuyện hoặc ở bên người kia.
- Bạn đưa ra những điều tồi tệ nhất của nhau. Ví dụ, người bạn đó gây ra những sự bất bình, không công bằng đối với bạn.
- Người bạn đó cho rằng bạn không phải một người tốt. Ví dụ, họ nói ra chuyện của bạn với người khác, hoặc vẽ ra một tính xấu mà bạn không có.
- Bạn cảm thấy nhún nhường, luồn cúi để tránh trở thành mục tiêu của những lời nói và hành vi mà họ nhắm đến bạn.
- Bạn dành nhiều thời gian và sức lực để cố gắng làm họ vui.
- Bạn luôn là người đáng trách. Họ xoay bạn như chong chóng nên những điều bạn nghĩ rằng họ đã làm sai bỗng nhiên lại là lỗi của bạn.
Bạn có đang trong một mối quan hệ lành mạnh? Tham khảo thêm các đặc điểm tại đây.
Hành Vi Độc Hại & Hành Vi Lành Mạnh
Bảng dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những so sánh giữa hành vi độc hại và lành mạnh – những yếu tố góp phần tạo sự khác biệt giữa mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.
Hành Vi Độc Hại | Hành Vi Lành Mạnh |
Gây dao động Ghen tuông Phủ định Tự cho mình là trung tâm Ích kỷ Chỉ trích Hạ thấp Làm phiền Mắng nhiếc Thiếu tôn trọng | Ủng hộ Yêu thương Tích cực Cho đi Vị tha Khuyến khích Nâng cao tinh thần Đáng tin cậy Thương xót Tôn trọng |
(Các hành vi trong bảng mang tính chất tham khảo)
Phân Loại
Điều cần lưu ý là các mối quan hệ độc hại không chỉ giới hạn trong các mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Chúng có thể tồn tại trong gia đình, nơi làm việc và giữa các nhóm bạn – và chúng có thể cực kỳ căng thẳng, đặc biệt nếu tính độc hại của mối quan hệ không được xử lý hiệu quả.
Không phải tất cả các mối quan hệ độc hại đều do cả hai bên. Một số người chỉ đơn giản là độc hại khi ở bên cạnh — họ khiến bạn tụt mood bằng những hành vi tiêu cực như phàn nàn liên tục, phán xét, chỉ trích,… Hoặc, họ có thể tranh luận liên tục với người khác, giải thích lý do tại sao họ biết rõ hơn, hoặc chỉ ra những sai sót của người khác — tất cả những điều này có thể đè nặng lên bạn theo thời gian.
Đôi khi mọi người hành động theo cách này đối với tất cả mọi người mà không nhận thức được ảnh hưởng của chúng. Cũng có thể do họ không biết những cách giao tiếp lành mạnh hay không giỏi trong việc đọc các tín hiệu giao tiếp xã hội để biết khi nào họ đang khiến mối quan hệ trở nên toxic.
Và hậu quả của một mối quan hệ không lành mạnh còn lớn hơn những gì bạn nghĩ. Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Michigan đã phát hiện ra rằng “căng thẳng và chất lượng mối quan hệ [tiêu cực] ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch.” với các hành vi như uống rượu hoặc ăn uống theo cảm xúc.
Ái Kỷ & Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (Narcissists & Sociopaths)
Một số người, đặc biệt là những người ái kỷ và những người sociopath, có xu hướng thu hút sự chú ý và có sự ngưỡng mộ của người khác. Những người theo chủ nghĩa ái kỷ thấy cần phải đối mặt và khiến mọi người xung quanh cảm thấy “thấp kém hơn”.
Họ có thể cố ý hạ thấp bạn theo những cách thiếu tế nhị hoặc ném những lời xúc phạm về phía bạn nếu bạn chia sẻ một thành tích mà bạn tự hào.
Những người ái kỷ tệ nhất trong việc thừa nhận lỗi lầm bởi vì họ thực sự tin rằng họ không bao giờ mắc sai lầm. Bản thân họ nhận thấy điều đó khiến bản thân họ kém hoàn hảo.
Không phải lúc nào những người ái kỷ cũng nhận thức được những gì họ đang làm. Nhưng nếu hành vi của họ liên tục khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, bạn sẽ cần phải giữ khoảng cách với họ, hoặc ít nhất là chấp nhận rằng bạn cần phải luôn đề phòng trước những gì họ làm nếu họ thường xuyên phải xuất hiện trong cuộc sống của bạn.
Dù bạn có làm gì thì họ cũng sẽ không thay đổi họ, nhưng điều khả thi là nó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng khi đối mặt họ. Hãy:
- Nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ không việc gì phải thay đổi họ, và đối đầu với họ có thể chỉ khiến bạn thêm phẫn nộ mà không giải quyết được gì.
- Tạo khoảng cách giữa bạn và họ.
- Chấp nhận rằng bạn cần phải đề phòng nếu người đó.
Người Đồng Nghiệp
Nếu mối quan hệ độc hại là với một đồng nghiệp. Ví dụ: “Anh ta cứ cố gắng bắt chuyện với tôi trong khi tôi không muốn” hoặc “Tôi có thể làm được nhiều việc hơn nếu anh ta không cố tình tranh máy in.”
Nếu người đó tìm bạn để nói những lời phàn nàn – điều khiến bạn sao nhãng công việc, bạn có thể nhắn họ nói với người giám sát/quản lý, sau đó hãy bình tĩnh trở lại làm công việc của mình. Bạn có thể phải lặp lại điều này nhiều lần trước khi họ nhận thức được sự làm phiền của chính mình.
Gia Đình & Bạn Bè
Với các thành viên trong gia đình và bạn bè, việc xử lý có thể sẽ khó khăn hơn, vì sẽ rất khó để ngừng mối quan hệ với những người thân bên cạnh.
Một gợi ý là bạn có thể cắt giảm khoảng thời gian bên cạnh những người độc hại. Nếu bạn lo lắng về việc sẽ xúc phạm họ, hãy cắt giảm thời gian gặp họ (có thể tính theo tháng). Bạn cũng sẽ không muốn gia đình và bạn bè (nếu độc hại) cảm nhận được sự xa lánh, nhưng xét cho cùng, họ vẫn khả năng nhận ra.
Ngoài việc cắt giảm thời gian tiếp xúc, bạn cũng có thể khuyến khích người đó tham gia trị liệu tâm lý để giải quyết các vấn đề thực sự trong mối quan hệ độc hại.
Nguồn: Verywellmind – What Is A Toxic Relationship?