Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên Việt Nam

“Trên toàn thế giới, khoảng 15% trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các chứng rối loạn tâm thần và các bệnh lý tâm thần, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở nhóm người trẻ tuổi (Polanczyk, Salum, Sugaya, Caye & Rohde, 2015). Với 50% các rối loạn sức khỏe tâm thần bắt đầu ở độ tuổi 14 và 75% ở độ tuổi 24 (Kessler và cộng sự, 2005), sức khỏe tâm thần của trẻ em và trẻ vị thành niên đã trở thành một ưu tiên trên toàn thế giới. Có một khoảng cách giới đáng kể trên toàn thế giới về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, với trẻ em gái có sức khỏe tâm thần trung bình kém hơn trẻ em trai (Campbell, Bann & Patalay, 2021). Tại Việt Nam, có bằng chứng cho thấy 8% – 29% trẻ vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần với trẻ em trai có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỉ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn (UNICEF, 2018; Weiss và cộng sự, 2014). Các vấn đề sức khỏe tâm thần đang là gánh nặng đáng kể đối với thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu ban đầu về sức khỏe tâm thần của học sinh lứa tuổi vị thành niên, bao gồm nhu cầu về sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ tại trường học. Nghiên cứu cũng bao gồm việc xem xét các chính sách và chương trình liên quan đến sức khỏe tâm thần NGHIÊN CỨU TOÀN DIỆN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM NAM VÀ NỮ VỊ THÀNH NIÊN TẠI VIỆT NAM 5 của học sinh vị thành niên hiện nay. Việc phân tích dữ liệu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu sức khỏe tâm thần của học sinh và những khía cạnh tiềm năng để hỗ trợ các chương trình và chính sách. Các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị sẽ hữu ích cụ thể đối với UNICEF Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Bộ GDĐT) và tiếp đến là Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH).”