Nghiên cứu - báo cáo
Xuất bản bởi: UNICEF
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên Việt Nam
“Trên toàn thế giới, khoảng 15% trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các chứng rối loạn tâm thần và các bệnh lý tâm thần, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở nhóm người trẻ tuổi (Polanczyk, Salum, Sugaya, Caye & Rohde, 2015). Với 50% các rối loạn sức khỏe tâm thần bắt đầu ở độ tuổi 14 và 75% ở độ tuổi 24 (Kessler và cộng sự, 2005), sức khỏe tâm thần của trẻ em và trẻ vị thành niên đã trở thành một ưu tiên trên toàn thế giới. Có một khoảng cách giới đáng kể trên toàn thế giới về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, với trẻ em gái có sức khỏe tâm thần trung bình kém hơn trẻ em trai (Campbell, Bann & Patalay, 2021). Tại Việt Nam, có bằng chứng cho thấy 8% – 29% trẻ vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần với trẻ em trai có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỉ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn (UNICEF, 2018; Weiss và cộng sự, 2014). Các vấn đề sức khỏe tâm thần đang là gánh nặng đáng kể đối với thanh thiếu niên ở Việt Nam.
Nghiên cứu này phân tích dữ liệu ban đầu về sức khỏe tâm thần của học sinh lứa tuổi vị thành niên, bao gồm nhu cầu về sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ tại trường học. Nghiên cứu cũng bao gồm việc xem xét các chính sách và chương trình liên quan đến sức khỏe tâm thần NGHIÊN CỨU TOÀN DIỆN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM NAM VÀ NỮ VỊ THÀNH NIÊN TẠI VIỆT NAM 5 của học sinh vị thành niên hiện nay. Việc phân tích dữ liệu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu sức khỏe tâm thần của học sinh và những khía cạnh tiềm năng để hỗ trợ các chương trình và chính sách. Các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị sẽ hữu ích cụ thể đối với UNICEF Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Bộ GDĐT) và tiếp đến là Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH).”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEFChủ đề: CTXH, TLHĐ
Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, vị thành niên, tâm lý học đường, phát triển toàn diện
Xem chi tiết: Bạn cần phải đăng nhập
Xuất bản bởi: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nghiên cứu giái pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp phát triển công tác TLH trường học trong giáo dục phổ thông, bao gồm “mô hình hoạt động TLH trường học” đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 và thực nghiệm một số biện pháp phát triển công tác TLH trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 trong bối cảnh hiện tại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển công tác TLH trường học bắt đầu được quan tâm nhưng thực thi còn khá nhiều hạn chế. Thực trạng cho thấy, 4 chức năng quản lý, phát triển công tác TLH trường học khá đa dạng về mức độ thực thi. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý công 2 tác TLH trường học là chức năng được thực hiện khá hạn chế và hạn chế nhất trong 4 chức năng. Đây cũng chính là một trong những tác động làm cho công tác TLH trường học chưa phát triển như mong đợi. Đánh giá cụ thể cho thấy: việc thực hiện các chế độ chính sách dành cho công tác TLH trường học, đội ngũ làm công tác TLH trường học chưa nhận được quan tâm đúng nghĩa từ các nhà quản lý. CBQL chỉ thỉnh thoảng thực hiện các nội dung lập kế hoạch quản lý công tác TLH trường học, thực hiện các nội dung tổ chức quản lý công tác TLH trường học cũng còn hạn chế… Việc đảm bảo cho các chức năng quản lý được thực hiện một cách hài hòa, đồng bộ nhằm phát triển công tác TLH trường học chưa hiệu quả. Các công việc đã làm của CBQL để phát triển công tác TLH trường học thể hiện sự không đồng đều, chưa quyết liệt cũng như chưa thật tích cực.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Tứ (Chủ nhiệm), GS.TS. Huỳnh Văn Sơn, TS. Đỗ Tất Thiên, NCS.ThS. Mai Mỹ Hạnh, TS. Trần Lương, NCS.ThS. Nguyễn Thị Diễm My, NCS.ThS. Trần Chí Vĩnh Long, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, TS. Vũ Thu Trang, NCS.ThS. Sầm Vĩnh LộcChủ đề: TLHĐ
Từ khóa: Tâm lý học trường học, giáo dục phổ thông
Xem chi tiết: Bạn cần phải đăng nhập